[tintuc]

Nồng độ Oxy hòa tan còn được viết tắt là DO. Đây là thuật ngữ cùng để chỉ lượng oxy cần thiết cho quá trình hô hấp của các loại sinh vật sống trong nước như vi khuẩn hiếu khí. Theo đó, nồng độ oxy hòa tan tối ưu nhất đối với bể lọc sinh học hiếu khí là từ 2 – 4mg/L. Nếu mức độ oxy thấp hơn có thể làm giảm hiệu suất phân hủy chất hữu cơ, giảm khả năng lắng rác và chất lơ lửng. Từ đó, khiến nước bị đục, phá vỡ quá trình bông bùn và keo tụ. Đồng thời, tốn kém nhiều thời gian để xử lý nước.

Nồng độ oxy hòa tan

Hàm lượng DO trong bể hiểu khí

Đối với các bể hiểu khí, hàm lượng DO nên ở mức trung bình là 1,5 đến 4mg/L là hợp lý. Nếu hàm lương DO ít hơn thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình xử lý (Hoạt động sống của vi sinh vật ở bể hiểu khí đã bị ảnh hưởng. Ngược lại nếu cung cấp hàm lượng DO nhiều hơn cho bể hiểu khí sẽ lãng phí nguồn năng lượng, đồng thời cấu trúc bùn hoạt tính sẽ bị vỡ dẫn đến nơi sinh sống của quần thể vi sinh trong bể hiểu khí bị phá hủy, nước đầu ra đục, có cặn, hiệu suất hoạt động không tốt.

Đối với phương pháp sử dụng vi sinh vật cho bể hiểu khí thì lượng oxy cần cho quá trình này đều được tính theo công thức sau:

Lượng oxy cần thiết = Lượng oxy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng oxy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng oxy ô xy hóa nội bào các chất hữu cơ

Trong thực tế, để Ôxy hóa hoàn toàn 1 kg BOD thì cần từ 1,5 đến 1,8 kg O2 (phụ thuộc vào đặc điểm hệ thống cấp và phân phối khí).

Đối với Aeroten, cường độ thổi khí nhỏ nhất (Imin) phụ thuộc vào độ sâu của hệ thống phân phối khí. Việc xác định Imin­ được tính theo TCXDVN 51:2006

Để không phá cấu trúc của bùn hoạt tính trong bể Aeroten thì Imin ≤ 100 m3/m2.h

Đối với quá trình làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học trước khi lắng. Lượng không khí được chọn là 0,5 m3 khí/m3 nước thải. Thời gian làm thoáng từ 15 – 20 phút

Đối với bể tuyển nổi, cường độ cấp khí là 40 – 50 m3/m2 mặt đáy bể trong 1 giờ

Đối với bể lắng cát thổi khí, cường độ cấp khí là 3 – 5 m3/m2 mặt bể trong 1 giờ

Đối với quá trình làm giàu ô xy cho sông hồ, để khắc phục hiện tượng phân tầng và ô xy hóa sinh hóa chất hữu cơ trong nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải đô thị, lượng không khí cần cấp là 0,1 – 0,6 m3/1m3 nước nguồn.

Công thức tính số lượng đĩa phân phối khí cần dùng

Để biết được việc cần sử dụng bao nhiêu đĩa phân phối khí ta có thể tính theo công thức sau:

Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí

Ví dụ ta có một máy thổi khí với lưu lượng là 30m3 / phút, thì lượng đĩa phân phối khí cần dùng sẽ bằng lưu lượng máy thổi khí chia cho lưu lượng đĩa phân phối khí

Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí = 30/0,1 = 300 cái

Công thức tính nồng độ oxi hòa tan trong nước thải

Việc lựa chọn hệ thống phân phối khí phụ thuộc vào từng dự án, phải đảm bảo được số khí phân tán phải lớn hơn giá trị tối thiểu để có thể tách cặn ra khói các lỗ trên đĩa phân phối khí và phải nhỏ hơn giá trị tối đa để vận tốc nổi không lớn, giữ được thời gian tiếp xúc của khí và nước.

Đối với các đĩa phân phối khí bọt mịn, kích thước bọt khí từ 1 – 6mm

Đối với hệ ống đục lỗ, đĩa khí thô thì kích thước bọt khí từ 2 – 10 mm

Tham khảo thêm dịch vụ của chúng tôi: Sửa chữa máy thổi khí, Sửa chữa bơm hút chân không trục vít, sửa chữa máy ép bùn ly tâm, Máy thổi khí shinmaywa, Máy thổi khí anlet, Máy thổi khí robuschi, máy thổi khí aerzen, máy thổi khí lontech... [/tintuc]