[tintuc]
Trong bài viết này, Gmek sẽ giúp các bạn biết được cách tính điện năng tiêu thụ và ước tính công suất tiêu thụ ở các thiết bị điện. Từ đó, bạn sẽ có được kế hoạch sử dụng các thiết bị điện trong gia đình một cách tiết kiệm và hợp lý nhất.
1. Cách tính điện năng tiêu thụ
Hầu hết các thiết bị điện gia dụng đang được lưu thông hiện nay đều buộc phải cung cấp các thông số kỹ thuật như công suất tiêu thụ, số seri, nơi xuất xứ… Từ những thông số này, bạn có thể dễ dàng tính được lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng của thiết bị. Từ đó, áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, cách tính số điện, cách tính giá điện, bạn sẽ biết được mỗi tháng gia đình mình cần phải chi trả bao nhiêu tiền điện một cách tương đối.
Công thức tính điện năng tiêu thụ điện: A = P x t
Trong đó:
- A: Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t
- P: Công suất tiêu thụ điện (đơn vị kW)
- t: Thời gian (đơn vị: h)
2. Mức tiêu thụ điện năng của một số thiết bị trong gia đình
Dưới đây là mức tiêu thụ điện của một số thiết bị điện thường có trong các hộ gia đình. Trong đó, thực tế sẽ có những sai lệch một chút so với các thông số kết quả của cách tính điện năng tiêu thụ như trên.
Cách tính công suất tiêu thụ của tủ lạnh: Với những chiếc tủ lạnh hoạt động với tần suất liên tục 24 giờ/ngày, và có công suất hoạt động là 120W thì lượng điện tiêu thụ khoảng 2.88 KWh (0.12KW x 24h).
Ngoài ra, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ, bạn cũng có thể dựa vào đó để biết cách tính điện năng tiêu thụ cho thiết bị điện này. bạn cũng có thể áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong 1 ngày. Công thức tính này cũng khá đơn giản, chỉ cần dùng số điện năng tiêu thụ trong vòng 1 năm rồi chia đều ra cho 365 ngày là sẽ có được kết quả lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.
Chẳng hạn trên tem năng lượng của tủ lạnh Aqua trong hình dưới có thông số "Điện năng tiêu thụ": 485kWh/năm, vậy áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ, ta sẽ thấy rằng trong 1 ngày, tủ lạnh sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~485 kWh/365 ngày = 1,32 kWh
Cách tính công suất tiêu thụ của tivi: Những chiếc tivi 14 inch với công suất 40W, dùng 25 giờ tiêu thụ 1 KW. Tivi 18 inh công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ.
Tính công suất tiêu thụ của nồi cơm điện: công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.
Cách tính công suất tiêu thụ trên máy sấy tóc:với công suất 1.000W và áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ như trên, bạn sẽ biết được rằng máy có mức tiêu thụ là 1KW điện nếu hoạt động liên tục trong 1 giờ.
Cách tính công suất tiêu thụ của máy giặt cửa trước: công suất 1.240W, máy sẽ tiêu thụ 1,24 KW điện trong 1 giờ giặt.
Tính công suất tiêu thụ trên máy hút bụi: Nếu sử dụng liên tục trong 30 phút ở mức công suất tối đa với lực hút lớn nhất khoảng 1800W, thì số điện tiêu thụ gần 1KW.
Tính công suất tiêu thụ mỗi tháng của máy điều hoà nhiệt độ : Thông thường 1 chiếc máy lạnh có công suất dao động 800 - 850W, các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, trong 1 tiếng đồng hồ, máy lạnh 9.000BTU sẽ tốn 0.85 KWh (gần 1 số điện) và máy lạnh 12.000 BTU tốn 1,5 số điện.
Tuy nhiên thực tế số điện tiêu thụ có thể ít hơn so với kết quả khi áp dụng cách tính điện năng tiêu thụ này, vì mức công suất ghi trên thiết bị thường là công suất tối đa và chúng ta không phải lúc nào cũng cho thiết bị chạy ở mức này. Hơn nữa, những thiết bị điện lạnh, điện gia dụng được tích hợp máy nén biến tần Inverter sẽ có khả năng tiết kiệm điện, nhờ đó, lượng điện tiêu thụ trong gia đình mỗi tháng cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Vậy nên, cách tính điện năng tiêu thụ hay cách tính giá điện chỉ mang tính chất tương đối, trên thực tế vẫn sẽ có sự chênh lệch không quá đáng kể.
3. Cách tính tiền điện trong gia đình
Sau khi tính được tổng số điện đã tiêu thụ trong tháng, bạn cần phải dựa vào các bậc điện do Điện lực quy định rồi nhân lên là ra số tiền điện trong tháng đã sử dụng.
Bạn có thể tham khảo giá từng bậc điện trong bảng dưới đây.
4 Cách tiết kiệm điện năng hiệu quả cho các thiết bị điện trong gia đình
- Sử dụng những thiết bị điện có tích hợp tính năng tiết kiệm điện
- Rút điện những thiết bị điện không sử dụng
- Nên vệ sinh thiết bị điện thường xuyên
5. Một số cách chọn thiết bị tiết kiệm điện
- Chọn sản phẩm có nhãn dán mức độ tiêu thụ năng lượng điện. Tại Việt Nam có 3 loại tem năng lượng được dán trên các thiết bị điện gồm tem năng lượng xác nhận, tem năng lượng so sánh và tem năng lượng không có sao.
- Tem năng lượng xác nhận (nhãn năng lượng xác nhận) mang hình dáng tam giác, có in ngôi sao năng lượng Việt, dùng cho các sản phẩm có hiệu suất đạt mức hoặc trên mức hiệu suất năng lượng tối đa.
- Tem năng lượng không sao thường được dùng có các sản phẩm có hiệu suất năng lượng nằm dưới mức tối thiểu.
- Tem năng lượng so sánh (hay nhãn năng lượng so sánh) có dạng hình chữ nhật; tem được dán cho các thiết bị điện có các mức hiệu suất tiết kiệm năng lượng khác nhau, được chia làm 5 bậc, mỗi bậc là 1 ngôi sao. Thiết bị nào dán nhãn càng nhiều sao thì khả năng tiết kiệm điện càng cao.