[tintuc]

Bơm bánh răng là gì?

Bơm bánh răng (Gear Pumps) là dòng máy bơm thể tích có khả năng bơm ở áp suất cao, chuyên dùng trong những ứng dụng bơm chất lỏng có độ nhớt cao, đặc sệt cao...mà các dòng máy bơm khác không đáp ứng được hoặc hiệu quả kém so với bơm bánh răng.

Bơm bánh răng

Điển hình như trong các ngành công nghiệp hóa chất, Với các chất lỏng có độ nhầy, nhớt cao đòi hỏi hoạt động của bánh răng trong máy bơm phải vận động liên tục với công suất lớn. Bơm bánh răng có khả năng hút được các chất lỏng dạng thường, dạng nhớt cao như: nhựa đường, dầu…

Đới với các ứng dụng có áp suất cao thì bơm bánh răng được sử dụng làm bơm sơ cấp.

Cấu tạo của bơm bánh răng

Giống như tên gọi của chúng, bơm bánh răng có thiết kế một mạng lưới rất nhiều các bánh răng, nhằm hút chất lỏng một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Các bánh răng được chế tạo với nhiều hình dạng khác nhau như: chữ V, xoắn ốc, răng thẳng và hình nón.

Cấu tạo bơm bánh răng


Cấu tạo bơm bánh răng gồm có các bộ phận như sau:

  • Trục bơm: đây là thành phần quan trọng, đóng vai trò cố định hoạt động của máy bơm.
  • Thân bơm: Thân bơm được chế tạo với khả năng chịu lực và có độ bền cao nhờ chế tạo từ gang đúc và thép không gỉ.
  • Bánh răng chủ động, bánh răng bị động: Đây là bộ phận tạo ra chuyển động cho máy. Cặp bánh răng có kích thước khác nhau, đặc lệch tâm với nhau, quay cùng chiều khi hoạt động và cùng xoay quanh trục bơm.
  • Cổng hút, cổng xả: Như một số loại bơm khác, 2 cổng này có nhiệm vụ hút và xả chất bơm.
  • Van giảm áp: Trong trường hợp bơm quá tải hoặc lưu lượng bơm quá lớn khi nguồn điện bơm yếu, van giảm áp giúp bảo vệ máy bơm được an toàn khi sử dụng.
  • Phớt làm kín: Có 2 loại là phớt tết và phớt cơ khí, chúng đều đóng vai trò làm kín hệ thống khi máy bơm hoạt động. Trách bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động bơm bánh răng
nguyên lý hoạt động bơm bánh răng

Không giống như các dạng máy bơm khác, bơm bánh răng hoạt động dựa trên nguyên lý chủ yếu là dẫn, nén chất lỏng trong điều kiện thể tích kín và có dung tích ở trạng thái thay đổi.

Bánh răng sẽ bắt đầu hoạt động và nối với trục của máy làm máy quay, sau đó kéo bánh răng bị động chạy theo. Ngay lập tức, chất lỏng được di chuyển trong các rãnh răng từ vị trí khoang hút đến khoang đẩy vòng theo như vỏ bơm. Trong đó toàn bộ khoang hút và khoang đẩy đều được ngăn cách với nhau.

Ngay sau đó quá trình đẩy được diễn ra khi bánh răng đã vào vị trí khớp ở tại khoang đẩy, chất lỏng ở khoang đẩy sẽ bị áp để đi vào vị trí ống đẩy. Ngay lúc này, lại vị trí khoang hút có một cặp bánh răng ra khớp làm đẩy mạnh dung tích của khoang hút được dẫn ra còn áp suất khoang hút lại sụt giảm và kết quả là chất lỏng sẽ được di chuyển vào buồng hút.

Các loại máy bơm dầu bánh răng phổ biến

Bơm bánh răng ăn khớp trong
Bơm bánh răng ăn khớp trong

Cấu tạo bơm bánh răng khớp trong

  • Bơm bánh lồng trong là cái tên khác để gọi về dòng bơm này, cấu tạo của chúng bao gồm các bánh răng được ăn khớp với nhau ở phía trong.
  • Đa phần vật liệu chế tạo bánh răng ăn khớp như inox 316 hay 304, gang dạng xám FC200.

Đặc điểm và ứng dụng bơm bánh răng khớp trong

Khác biệt so với các dòng máy bơm khác, bơm bánh răng ăn khớp trong có khả năng tự mồi nhanh chóng, độ cứng vững cao, độ ồn nhỏ, không thể bị đẩy và hơn nữa có khả năng chạy khô trong một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, chúng có khả năng xử lý các chất ở điều kiện nhiệt độ cao.

Ứng dụng bơm bánh răng ăn khớp trong được sử dụng trong các ngành công nghiệp để xử lý dầu, hóa chất có độ nhớt cao, độ sệt lớn. Điển hình như ngành công nghiệp hóa chất, hàng hải, sản xuất chất hóa học, nhựa đường, mật mía, mật ong...

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài 



Cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài

  • Bơm bánh răng ăn khớp ngoài có cấu trúc bao gồm 6 bộ phận chính:
  • Đường hút
  • Kẽ chân răng hút dầu của bánh răng dẫn động
  • Trục dẫn động
  • Đường ra của dầu
  • Trục bị động
  • Kẽ chân răng hút dầu của bánh răng bị động

Đặc điểm và ứng dụng bơm bánh răng khớp ngoài

Đặc điểm quan trọng của dòng bơm này là chúng có thể hoạt động tốc độ, áp suất rất cao, tạo độ yên tĩnh trong quá trình làm việc và có thiết kế thông minh chứa đựng được nhiều vật liệu khác nhau. Bên cạnh đó, chúng lại có nhược điểm là ống lót bôi trơn thuộc dạng kiểu ngâm dầu, xuất hiện các khe hở theo chiều trục và không thể bơm các chất rắn.

Bơm khớp ngoài được sử dụng tốt trong hệ thống bôi trơn động cơ bao gồm các chất như chất lỏng, 

Ưu nhược điểm bơm bánh răng

Ưu điểm

  • Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của dòng máy bơm này có thể kể đến là khả năng tự động mồi. Hiệu suất bơm luôn trong trạng thái ổn định.
  • Cấu tạo máy bơm bánh răng khá đơn giản cộng với khả năng vận hành trơn tru, mượt mà giúp cho dòng máy này dễ bảo trì và hoạt động theo hai hướng. Giải quyết được vấn đề vận chuyển chất lỏng có độ nhớt cao.
  • Lưu lượng bơm hút lớn hơn so với một số loại máy bơm khác.- Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và dễ dàng sử dụng.
  •  Dòng chảy rất ổn định, khó phá vỡ và được kiểm soát chặt chẽ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội mà khó có dòng máy nào có được, bơm bánh răng cũng còn nhiều nhược điểm cần khắc phục để trở nên hoàn hảo hơn.

  • Bơm bánh răng có vị trí bánh răng cắt cao trên chất lỏng và dòng máy này không thể chạy các chất thô.
  • Sản phẩm này cũng không có khả năng xử lý các chất rắn mài mòn hay các chất rắn lơ lửng.
  • Khi sử dụng theo thời gian, máy bơm bánh răng có thể sẽ bị hao mòn ít nhiều.
  • Bên cạnh đó, bơm thủy lực bánh răng không thể tạo ra các lực hút mạnh bằng bơm màng hay bơm ly tâm.
  • Ngoài ra, nó còn thiếu bộ điều tốc để làm giảm tốc độ quay của bánh răng khi sử dụng các loại máy bơm có công suất lớn.

Ứng dụng bơm bánh răng

  • Dòng máy bơm này được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo các loại hoá chất như: dầu nhớt, xà phòng. Đặc biệt, nó còn bơm được thủy tinh lỏng silicat, soda,… hay các loại mỡ, sáp.
  • Trong ngành công nghiệp thực phẩm, bơm bánh răng được dùng bơm dầu ăn, nước tương, nước sốt, axit béo, nước trai cây, rượu, siro…
  • Đối với ngành công nghiệp hoá chất, bơm bánh răng đóng một vai trò quan trọng, được dùng để bơm axit béo, nhựa, chất kết dính.
  • Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để phun dầu nhiên liệu cho các lò đốt và lò hơi trong lĩnh vực cung cấp dầu bôi trơn.
  • Dùng làm máy bơm sơ cấp trong hệ thống thủy lực.

Các bước lắp đặt bơm bánh răng

Để quá trình lắp đặt máy bơm được diễn ra trôi chảy, dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt bơm bánh răng cho bạn.

  • Bước 1:  chọn vị trí lắp đặt cho máy bơm và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
  • Bước 2:  lắp đặt máy bơm bánh răng nên lắp đặt theo thứ tự các phần, có thể dựa vào hướng dẫn để lắp đặt.
  • Bước 3: sau khi đã lắp đặt, thử cho nó hoạt động xem thử có xảy ra lỗi nào hay không.

Khi lắp đặt dòng bơm này, nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi lắp đặt máy bơm bánh răng cần chọn vị trí cân bằng để máy bơm có thể hoạt động ý rung lắc, hạn chế gây ra tiếng ồn.

- Cố định vị trí lắp đặt bơm làm giảm việc di chuyển và thay đổi vị trí của máy bơm khi nó đang vận hành.

- Lắp đặt bánh răng sao cho nó thấp hơn mực chất lỏng để có thể tăng cao hiệu quả của quá trình bơm.

- Lắp đặt đế bơm và van an toàn để đảm bảo cho máy bơm của bạn không xảy ra bất kì một sự cố nào khi đang hoạt động.

- Khi lắp đặt, nên hỏi ý kiến các nhân viên của đơn vị cung cấp hoặc những người có chuyên môn về dòng sản phẩm này để cho quá trình lắp đặt được diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn.

Các sự cố thường gặp ở bơm bánh răng

  •  Các đỉnh răng của bơm bánh răng thường sẽ dễ bị mòn và bề mặt răng dễ bị xước do tác động của môi trường hoặc sự ma sát khi máy bơm hoạt động.
  • Nếu nâng hạ chất lỏng với tỉ trọng lớn thì sẽ dễ làm cho máy bơm bị hư hại.
  •  Bơm dễ bị xâm thực bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Khi sử dụng, bơm bánh răng có thể sẽ gặp một vài sự cố như chạy không tải.
  • Lực bơm nước, chất lỏng và dung dịch yếu.
  • Trong quá trình sử dụng, máy bơm có thể sẽ bị ồn và rung lắc rất nhiều lần.

6 sự cố trên sẽ thường gặp ở loại bơm này, vì vậy nên theo dõi nó thường xuyên để có thể vệ sinh, bảo dưỡng nó đúng cách, tránh gây hỏng một số bộ phận khác của máy bơm và để máy bơm có tuổi thọ cao.

Tham khảo thêm dịch vụ của chúng tôi: Sửa chữa máy thổi khí, Sửa chữa bơm hút chân không trục vít, sửa chữa máy ép bùn ly tâm, Máy thổi khí shinmaywa, Máy thổi khí anlet, Máy thổi khí robuschi, máy thổi khí aerzen, máy thổi khí lontech... [/tintuc]